Trong thế giới đa dạng của nghề nghiệp, người tuổi Tý – đặc biệt là những người sinh năm 1984 (Giáp Tý) – thường được biết đến với trí thông minh sắc sảo, sự nhạy bén và khả năng sáng tạo vượt trội. Những đặc điểm này mở ra cánh cửa cho vô số cơ...
Với yêu cầu ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại không ngừng gây ra căng thẳng, sức ép lên thể xác và cả tinh thần của chúng ta, khiến bạn nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi. Dưới đây là 5 bí quyết giúp giảm căng thẳng hiệu quả trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân gây ra căng thẳng
Nguyên nhân gây ra căng thẳng có thể khách quan, từ gia đình như khó khăn tài chính, thay đổi chỗ ở, chăm sóc con cái, người thân bị bệnh hoặc qua đời, ly hôn,… hoặc từ chỗ làm việc như công việc quá tải, mâu thuẫn với đồng nghiệp, thay đổi công tác, hoàn thành công việc kịp deadline,… Bên cạnh đó còn có các sự kiện xảy ra từ môi trường, cộng đồng hoặc các biến cố không thể lường trước.
Nguyên nhân chủ quan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra căng thẳng, thường do tính cách và sự nhận thức của mỗi người, chẳng hạn như quá cầu toàn, bi quan, tự ti, mong đợi vào điều phi thực tế, thiếu tính quyết đoán…
Đáp ứng căng thẳng: Khi gặp căng thẳng, cơ thể có thể đáp ứng theo nhiều cấp độ khác nhau: trước tình huống nguy hiểm khẩn cấp, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết cortisol và adrenalin làm tim đập nhanh, nhịp thở nhanh và nông, huyết áp tăng, tăng trương lực cơ và các giác quan trở nên nhạy bén hơn. Thay đổi này sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn, phản ứng nhanh hơn, thêm sức chịu đựng, tăng sự tập trung để sẵn sàng đối đầu hoặc lẫn tránh nguy hiểm.
Nếu nguyên nhân gây căng thẳng qua đi hay đã được giải quyết, những chức năng của cơ thể sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp căng thẳng vẫn tiếp tục, cơ thể sẽ đối phó bằng sự thích nghi. Lúc này, mặc dù bạn cảm thấy mọi thứ dường như đã trở lại bình thường nhưng cơ thể vẫn phải dùng đến năng lượng dự trữ, và tới một lúc nào đó thì nó không còn khả năng họat động hiệu quả nữa. Khi đó, bạn trở nên mệt mỏi, đờ đẫn hay cáu gắt.
2. Bí quyết giúp giảm căng thẳng hiệu quả trong cuộc sống
Xác định nguyên nhân ra gây căng thẳng
Bước đầu tiên và khá quan trọng trong bí quyết giúp giảm căng thẳng là bạn phải xác định được nguyên nhân gây ra mọi sự căng thẳng này. Một khi đã nhận biết được nguyên nhân, mặc dù bạn không thể lọai trừ được nó nhưng vẫn có thể tìm ra cách giải quyết để làm giảm các tác hại của căng thẳng lên sức khỏe.
Lên kế hoạch
Chẳng hạn như công việc của bạn quá bề bộn trong khi bạn lại có khá ít thời gian để hoàn thành chúng. Bí quyết giúp giảm căng thẳng là bạn hãy tổ chức, sắp xếp lại các công việc; ưu tiên việc cần làm trước, lập các kế hoạch để phân bổ công việc mỗi ngày, hoặc thậm chí nhờ người phụ giúp nếu cần thiết…
Thay đổi cách nghĩ
Nhiều nguyên nhân gây căng thẳng phát xuất từ suy nghĩ của chính bạn. Do đó, trước một vấn đề gây ra căng thẳng, bạn hãy thử phân tích theo những khía cạnh khác. Hãy mạnh dạn gạt bỏ đi suy nghĩ tiêu cực, thay vào đó bằng những ý nghĩ tích cực.
Niềm tin hay quan niệm cũng có thể là nguyên nhân gây ra căng thẳng, chẳng hạn một người quan niệm anh ta chỉ nghỉ ngơi khi đã hoàn tất công việc, vậy là một công việc quá tải sẽ khiến anh ta căng thẳng quá mức. Cũng có thể là người khác không có cùng quan điểm với bạn, nên đừng áp đặt cho họ vì điều này sẽ gây ra mâu thuẫn và căng thẳng.
Sau cùng, bạn hãy biết chấp nhận, dù muốn hay không thì căng thẳng vẫn đến và tồn tại. Hãy nhớ rằng mọi người ai cũng gặp căng thẳng và có thể bạn là một người may mắn vì còn nhiều người bị căng thẳng nặng nề hơn bạn.
Chăm sóc bản thân
Bí quyết giúp giảm căng thẳng hiệu quả nhất là ăn đủ chất, ngủ đủ giấc. Bạn có biết không, ngủ đủ giấc là cách tăng cường sức khỏe và tâm lý. Cũng nên thường xuyên tập luyện thể thao, dành thời gian tiêu khiển sau những giờ làm việc. Vui cười và giao du với người vui tính, lạc quan. Khi bạn cười thì sẽ làm giãn cơ, tim cũng khỏe hơn và thở cũng dễ dàng hơn. Thực hành yoga hoặc thiền cũng là những cách giảm căng thẳng và lo âu.
Tập kiểm soát cơn giận dữ
Giận dữ làm cho căng thẳng càng nặng thêm và ở người bệnh tim mạch, cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Do đó, việc chế ngự cơn giận là một kỹ năng quan trọng để kiểm soát căng thẳng. Trước tiên, bạn cần nhận biết các dấu hiệu cơn giận sắp xảy ra: tim đập mạnh nhanh, thở dồn dập, mặt đỏ bừng, răng nghiến chặt… Khi đó bạn hãy cố quên đi sự việc, hít thở thật sâu và chậm, đếm đến 10 để cơn giận vơi đi và bộ não có thời gian nắm bắt cảm xúc và có thời gian nghĩ trước khi hành động.
Một điều quan trọng là bạn không nên chờ đến khi có triệu chứng căng thẳng xảy ra mới giải quyết hậu quả. Chúng ta cần tích cực áp dụng những bí quyết giúp giảm căng thẳng mà Căn bếp nhỏ gợi ý trên đây để sẵn sàng đương đầu với các áp lực không thể tránh khỏi trong cuộc sống này.
Các câu hỏi thường gặp:
1. Cách ngủ ngon dù đang căng thẳng?
Bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng là hãy tạo ra môi trường ngủ lý tưởng, chẳng hạn như: hạn chế làm việc tại phòng ngủ; giữ nhiệt độ luôn mát mẻ; tắt đèn và các thông báo từ điện thoại, máy tính; dùng tinh dầu để tạo mùi hương dễ chịu cho phòng ngủ; trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ, bạn nên giảm độ sáng đèn và hạn chế tiếng ồn.
2. Khoảng thời gian tốt nhất để thiền là bao lâu?
13 phút thiền mỗi buổi là đủ để bạn có được lợi ích khi thiền. Tuy nhiên, sự đều đặn cũng quan trọng không kém. Tập luyện trong 13 phút vài tháng một lần không có khả năng mang lại nhiều lợi ích như luyện tập hàng ngày trong 5 phút.