Trong thế giới đa dạng của nghề nghiệp, người tuổi Tý – đặc biệt là những người sinh năm 1984 (Giáp Tý) – thường được biết đến với trí thông minh sắc sảo, sự nhạy bén và khả năng sáng tạo vượt trội. Những đặc điểm này mở ra cánh cửa cho vô số cơ...
Vào những ngày mưa se lạnh, việc thưởng thức món lẩu thái hải sản chua cay hương vị cay nồng đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người. Để nấu được một nồi lẩu thơm ngon hấp dẫn nhưng lại khá đơn giản từ khâu chuẩn bị đến chế biến nước dùng, sốt chấm, hãy cùng Căn bếp nhỏ khám phá cách nấu lẩu Thái trong bài viết sau đây!
Mục lục
1. Cách nấu lẩu Thái chua cay hương cay nồng gồm những gì và ăn với rau gì?
Lẩu thái cay nồng bao gồm những gì? Bất kỳ một loại lẩu nào cũng cần có 2 phần chính là đồ nhúng và nước dùng.
Đồ nhúng lẩu được chia thành những nhóm như thịt, hải sản; nhóm nấm, rau, đậu; nhóm bún, mì. Tùy vào sở thích và các nguồn nguyên liệu mà bạn có thể thoải mái lựa chọn loại đồ nhúng mình yêu thích.
Nước dùng được xem là linh hồn của món lẩu, và lẩu Thái cũng không ngoại lệ. Món lẩu ngon hay không được quyết định ở bước pha chế nước dùng.
Lẩu thái ăn với rau gì? Mỗi một món lẩu đều sẽ có những loại rau thích hợp riêng. Lẩu gà thì không thể nào thiếu rau tần ô và nấm, lẩu vịt thì không thể thiếu rau muống … Và đối với lẩu thái thì chúng không thiếu hoa chuối, rau nhút. Ngoài ra người ta thường sử dụng thêm một số loại rau khác như: cải xanh, cải thảo, bông cải, nấm bào ngư, nấm kim châm,…
Nếu như đã biết được các nguyên liệu cần thiết cho món lẩu thái chua cay rồi thì còn chần chờ gì mà không tham khảo công thức để chế biến ra được món lẩu thái hấp dẫn, thơm ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức ngay nào!
2. Nguyên liệu trong cách nấu lẩu thái chua cay
Đối với nước dùng lẩu thái
- 1/2 củ hành tây lớn, bạn thái thành hạt lựu (Bạn lưu ý đến cách chặt rau củ đúng kỹ thuật vì mỗi món ăn sẽ có những thái riêng phù hợp với cách nấu)
- 1/2 củ tỏi, có thể băm nhuyễn hoặc đập dập
- 1 nhánh gừng 3cm, băm nhỏ
- 4 củ hành tím, băm nhỏ
- 2 cọng sả, phần trắng thái chỉ và băm nhuyễn
- 3 – 4 quả ớt, băm nguyễn
- 4 quả cà chua, bạn cắt thành những miếng vừa ăn
- 1 quả dứa nhỏ, gọt vỏ và cắt thành các miếng nhỏ
- 6 chén nước dùng gà
- 2 – 4 lá chanh thái
- 1 muỗng nước chanh
- Các loại gia vị thông dụng: Đường, muối, tiêu, dầu ăn, nước mắm, sa tế
Đối với đồ nhúng lẩu
- Thịt & Hải sản: Thịt gà, thịt bò, thịt heo, tôm, cá, bạch tuộc, mực, ngao,…
- Rau ăn lẩu: Hoa chuối, cải thảo, cải ngọt, rau cải xoong, bắp, củ sen, nấm sò, nấm kim châm,…
- Viên thả lẩu tổng hợp
- Đậu phụ
- Bún, mì, miến, bánh bao
Đối với nước chấm
Nước mắm, tỏi, ớt, chanh, xì dầu
3. Cách nấu lẩu thái cay nồng hấp dẫn
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu
Cho hành, tỏi, sả, gừng, ớt, hẹ vào máy xay và xay nhỏ.
Cắt cà chua thành hình múi cau rồi tiến hành bỏ vỏ, lõi
Dứa gọt vỏ, bỏ các mắt dứa và thái nhỏ chúng.
Bước 2. Nấu nước lẩu thái
Cho dầu vào một nồi lớn, rộng và nông, sau đó đun nóng dàu ở lửa vừa. Cho hỗn hợp hành, tỏi, sả,… đã xay vào để phi cho thơm trong khoảng 1 phút.
Cho thêm dứa và cà chua vào nấu chung và khuấy đều cho đến khi mềm trong khoảng 5 phút.
Thêm nước dùng gà vào và đun ở lửa vừa và to. Vặn nhỏ lửa, sau đó đun tiếp trong khoảng 1 giờ.
Cho nước cốt chanh và lá chanh vào. Nêm nếm cho vừa ăn với các loại gia vị như đường, muối, nước mắm, tiêu và sa tế.
Bước 3. Chuẩn bị các đồ nhúng lẩu
Trong khi đợi nước dùng sôi, bạn hãy chuẩn bị rau ăn kèm, hải sản, thịt và đậu phụ bằng cách gọt vỏ, cắt nhỏ hoặc thái tất cả thành các miếng vừa ăn. Sau đó sắp xếp tất mọi nguyên liệu vào đĩa.
4. Trình bày và thưởng thức món lẩu thái cay nồng hấp dẫn
Cách nấu lẩu Thái – Bạn cắm bếp điện vào, đặt nồi nước dùng đã được chuẩn bị sẵn lên trên và đun sôi hoặc cũng có thể để nhỏ lửa. Đặt tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị xung quanh đó, để mọi người có thể trộn nước chấm của riêng họ theo sở thích và thưởng thức đồ nhúng mình thích. Nếu thấy nước lẩu gần cạn, bạn hãy cho thêm nước sôi vào nồi nếu cần thiết.
Trong những ngày mưa lạnh mà lại được thưởng thức hương vị cay nồng của lẩu Thái nóng hổi cùng những người mình thương yêu thì thật là tuyệt đúng không nào? Với cách nấu lẩu Thái chua cay hấp dẫn được hướng dẫn trên đây, Căn bếp nhỏ chúc các bạn và gia đình sẽ có được một bữa ăn ấm áp và vui vẻ nhé!
Các câu hỏi thường gặp:
1. Với lẩu Thái hải sản, nếu ninh nước dùng từ các phần của tôm, cá… thì nên nấu trong bao lâu?
Nước dùng hải sản không nên đun quá 45 phút, nếu đun lâu hơn thì nước dùng sẽ bị đục và chua.
2. Khi thái nguyên liệu cho món lẩu Thái, thực phẩm nào nên được thái dày?
Lẩu thường nhúng tái ăn ngay nên đa số các nguyên liệu cần được thái mỏng, to bản (cả thịt lợn, gà, bò…). Tuy nhiên, cá cần thái dày một chút vì nếu mỏng quá miếng cá dễ nát, không ngon. Các nguyên liệu như tim, bầu dục cũng nên thái dày nhưng khía cạnh để khi ăn không bị khô xác.