Trong thế giới đa dạng của nghề nghiệp, người tuổi Tý – đặc biệt là những người sinh năm 1984 (Giáp Tý) – thường được biết đến với trí thông minh sắc sảo, sự nhạy bén và khả năng sáng tạo vượt trội. Những đặc điểm này mở ra cánh cửa cho vô số cơ...
Khi nói về tăng cường sức khỏe, người ta thường sẽ nghĩ đến việc nâng cao sức khỏe thể chất. Thế nhưng ít ai biết rằng sức khỏe tâm lý cũng cần rất nhiều sức đề kháng để bạn luôn có thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Như vậy, tăng cường sức khỏe nghĩa là nâng cao sức khỏe chất lẫn sức khỏe tinh thần. Trong bài này, Căn bếp nhỏ sẽ cùng bạn tìm hiểu các cách tăng cường sức khỏe và tâm lý. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Vì sao nên tăng cường sức khỏe và tâm lý?
Sức khỏe và tâm lý là nền tảng cơ bản đảm bảo sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của mỗi người. Giữa sức khỏe và tâm lý có một mối liên hệ không thể nào tách rời. Một người có sức khỏe và tâm lý ổn định là người có được những yếu tố sau:
– Cuộc sống thoải mái
– Có niềm tin vào giá trị của chính mình, vào giá trị và phẩm chất của người khác.
– Có thể ứng xử bằng hành vi, biểu hiện cảm xúc hợp lý trước mọi tình huống.
– Có thể tạo dựng, phát triển và duy trì ổn định các mối quan hệ.
– Có khả năng tự cân bằng khi gặp sự cố gây căng thẳng (stress), mất cân bằng.
Nếu một người sức khỏe và tâm lý có vấn đề thì cơ thể sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, dẫn đến các bệnh thực thể và tác động tiêu cực hơn đến các bệnh sẵn có. Mức độ tập trung và hoàn thành công việc giảm sút, hiệu quả công việc kém, nguy cơ mất việc cao và đồng nghĩa là không có thu nhập.
Chủ động tăng cường sức khỏe và tâm lý ngay cả khi chưa có biểu hiện bệnh sẽ giúp ta nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Cách tăng cường sức khỏe và tâm lý
Có nhiều cách tăng cường sức khỏe và tâm lý, một trong số đó là ngủ đủ giấc. Ngoài ra còn có những cách nào nữa, hãy cùng Căn bếp nhỏ tìm hiểu ngay sau đây.
2.1. Ngủ đủ giấc
Sau một giấc ngủ ngon, những áp lực, căng thẳng, phiền muộn sẽ vơi đi ít nhiều. Lý do bởi vì trong thời gian ngủ, các cơ quan bên trong cơ thể được phục hồi và tái tạo, mang lại tinh thần thoải mái, sảng khoái và nguồn năng lượng dồi dào.
Theo nghiên cứu, khi ngủ đủ giấc, não bộ của bạn sẽ tự điều chỉnh những rối loạn bên trong, cân bằng lại chất dẫn truyền thần kinh và phục hồi tế bào bị hư tổn bởi tác động của gốc tự do, stress,… và đồng thời làm giảm hormone cortisol và adrenaline (các hormone gây stress).
Chính vì những điều trên, thiếu ngủ có ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm trạng mỗi người. Nó làm tăng mức độ stress và cảm xúc tiêu cực. Giấc ngủ chất lượng thấp kết hợp các yếu tố gây stress từ môi trường sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, mỗi ngày bạn nên đi ngủ vào một khung giờ đều đặn. Giờ đi ngủ thích hợp nhất là 9 – 10 giờ tối và cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Hãy thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ ít nhất một giờ. Cách rơi vào trạng thái thư giãn nhanh nhất là hạ độ sáng của đèn hoặc tắt đèn. Đặc biệt, không sử dụng thiết bị điện thoại hay laptop trước khi ngủ.
Hãy giữ cho không khí bên trong phòng ngủ luôn ở trạng thái sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn quá no và hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffeine sau 2 giờ chiều.
Cách tăng cường sức khỏe và tâm lý bằng việc ngủ đủ giấc rất đơn giản và hoàn toàn có thể vận dụng cho mỗi chúng ta. Luyện tập dần sẽ thành thói quen, bạn sẽ có được cảm giác khoẻ mạnh và hạnh phúc, thích nghi dễ dàng với nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống.
2.2. Tập thể dục thường xuyên
Đây là một trong những cách tăng cường sức khỏe và tâm lý hiệu quả nhất. Tập thể dục giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai của hệ thống xương khớp, tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa huyết áp. Ngoài ra khi hoạt động thể chất, cơ thể sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và endorphin giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn, giảm đau và tạo tinh thần phấn chấn.
Người hoạt động thể chất thường xuyên sẽ có sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ổn định, hiếm khi gặp căng thẳng và đối mặt dễ dàng với tình huống gây áp lực. Việc tập thể dục còn bảo vệ hệ thần kinh trung ương và loại bỏ được những yếu tố gây viêm. Nó giúp phòng ngừa chứng rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ, hoang tưởng và bệnh rối loạn tâm thần khác.
2.3. Chế độ ăn khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống có tác động lớn đến sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nâng cao thể trạng, đồng thời duy trì sự ổn định tinh thần. Chính vì vậy, bạn nên giữ một thói quen ăn uống điều độ, khoa học để có thể bảo vệ sức khỏe và tâm lý của mình.
Đối với trường hợp phải đối mặt với căng thẳng thường xuyên, bạn nên chú ý hơn đến thực đơn mỗi ngày. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, một vài thực phẩm có khả năng giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng rất tốt. Bạn có thể tham khảo Mách nhỏ món ngon tốt cho sức khỏe mỗi ngày để xây dựng cho mình một thực đơn phù hợp và bảo vệ sức khỏe.
2.4. Cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và học tập/làm việc
Cơ thể con người chỉ hoạt động hiệu quả trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Nếu bạn “lao lực” nhiều hơn thời gian này, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng. Làm việc hay học tập quá 8 – 9 tiếng/ngày trong một thời gian dài sẽ có thể làm giảm đi khả năng tư duy, suy giảm trí nhớ, giảm tính sáng tạo.
Áp lực từ học tập, công việc sẽ gây căng thẳng thần kinh và về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Bạn nên cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc/học tập. Đây cũng là cách duy trì sự đam mê và phấn khởi trong công việc hay học tập.
Trên đây là các cách tăng cường sức khỏe và tâm lý bạn có thể tham khảo và thực hiện để bảo vệ sức khỏe bản thân, giúp ích trong việc cải thiện tinh thần và ổn định cảm xúc. Khi đã xây dựng cho mình những thói quen tốt để thực hiện cách tăng cường sức khỏe và tâm lý, bạn sẽ giữ được bình tĩnh, mạnh mẽ và thông thái hơn kể cả khi biến cố và áp lực ập đến.