5/5 - (1 bình chọn)

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là bài kiểm tra sức khỏe thông qua loạt xét nghiệm y tế để phát hiện sớm bệnh lý hoặc bất cứ một nguy cơ hay yếu tố nào gây hại đến sức khỏe. Vậy tại sao kiểm tra sức khỏe định kỳ lại rất quan trọng, hãy cùng Căn bếp nhỏ tham khảo bài viết ngay sau đây.

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ quan trọng thế nào trong việc phát hiện bệnh sớm?

Thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn sẽ biết được tình hình sức khỏe của mình, cũng như phát hiện kịp thời, ngăn ngừa hay giảm bớt tác động của bệnh tật nếu có. Bên cạnh đó, nguy cơ bệnh tật từ tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, thói quen lối sống cũng sẽ được phát hiện để có biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh sớm.

Kiem tra suc khoe dinh ky 8

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp tăng cơ hội phát hiện ra bệnh và điều trị bệnh trong giai đoạn sớm. Điều này mang lại nhiều cơ hội sống và tăng khả năng hồi phục cho người bệnh. Có thể kể đến bệnh ung thư. Đây là khối u ác tính, nhưng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu hoặc tổn thương tiền ung thư, có thể điều trị được và tiên lượng sống cao hơn.

Một số tình trạng khác như huyết áp cao, tim mạch, đường huyết cao, cholesterol cao,… đều có thể được phát hiện thông qua quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhiều người thường có tâm lý sợ đi khám vì “sợ khám ra bệnh”. Thế nhưng nếu không khám sức khỏe thì không phát hiện được để điều trị mà bệnh thì vẫn cứ diễn tiến trong âm thầm.

Kiem tra suc khoe dinh ky 5

Nhiều bệnh lý có thể đã diễn tiến âm thầm nhiều năm nhưng không có biểu hiện, chỉ đến khi trở nặng mới có triệu chứng. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều, chưa kể đến việc bệnh đã gây nhiều tổn thương cho cơ thể có khi đến mức không thể phục hồi được.

Có nhiều bệnh nhân bị đột quỵ mà chưa từng đi khám sức khỏe trước đó nên không nhận biết được yếu tố nguy cơ để phòng bệnh. Từ những điều trên, có thể thấy kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe.

2. Lợi ích việc kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ mang lại những lợi ích:

  • Tăng cơ hội điều trị, chữa khỏi bệnh. Xét nghiệm máu thường xuyên giúp kiểm soát các yếu tố như đường huyết, huyết áp, thiếu máu, cholesterol,… Những bài kiểm tra giúp đánh giá chức năng và mức tổn thương của các cơ quan như gan, thận, tim, phổi, não, tuyến giáp,…
  • Giảm khả năng bị biến chứng. Kiểm soát tốt bệnh lý mạn tính sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng. Chẳng hạn như việc kiểm soát đường huyết sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mù loài, suy thận, cắt cụt chi. Kiểm soát cholesterol và huyết áp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Kiem tra suc khoe dinh ky 2

  • Giảm chi phí điều trị. Chi phí để kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể thấp hơn rất nhiều so với chi phí để điều trị bệnh kéo dài một khi phát hiện bệnh trễ. Khám sức khỏe định kỳ sẽ làm giảm xác suất buộc phải sử dụng các dịch vụ y tế như phẫu thuật, cấy ghép nội tạng, chạy thận,… Hoặc một số tình trạng điều trị muộn sẽ khiến bạn giảm hoặc mất sức lao động và phải nghỉ hưu sớm.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh, cải thiện sức khỏe và tăng tuổi thọ. Dựa trên nền tảng sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn thói quen sinh hoạt, ăn uống, rèn luyện lành mạnh. Căn bếp nhỏ Mách nhỏ món ngon tốt cho sức khỏe mỗi ngày bạn có thể tham khảo để có một sức khỏe tốt.

Với những lợi ích trên, kiểm tra sức khỏe định kỳ được xem là thói quen tốt cần được duy trì. Nếu kết quả kiểm tra là bình thường thì bạn cũng sẽ có thể an tâm hơn.

3. Khám những gì trong bài kiểm tra sức khỏe định kỳ?

Kiem tra suc khoe dinh ky 1

Căn bếp nhỏ bật mí đến bạn, rằng bài kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể có khác biệt tùy thuộc vào gói khám, sức khỏe tổng thể, độ tuổi và giới tính. Khi tuổi của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, vì vậy nên các hạng mục khám cũng nhiều hơn. Dưới đây là một số tình trạng bạn có thể kiểm tra trong quá trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ:

3.1. Các tình trạng có thể kiểm tra qua kiểm tra sức khỏe tổng quát áp dụng cho cả nam và nữ:

– Ung thư

– Rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, thừa cân béo phì

– Thiếu máu, các bất thường tế bào máu

– Viêm gan B, C

– Chức năng thận, gan

– Chức năng tim mạch

– Chức năng hô hấp

– Bệnh lý não, mạch não

Kiem tra suc khoe dinh ky 6

– Viêm khớp

– Chức năng tuyến giáp

– Bệnh lý đường tiêu hóa

– Bệnh lý đường tiết niệu

– Bệnh lý tai mũi họng

– Bệnh lý răng miệng

– Chức năng nghe nhìn

– Nhiễm ký sinh trùng

3.2. Các tình trạng nữ giới có thể kiểm tra thêm:

Kiem tra suc khoe dinh ky 7

– Viêm nhiễm phụ khoa

– Tuyến vú

– Ung thư tuyến vú

– Tử cung

– Ung thư cổ tử cung

– Buồng trứng

– Loãng xương

3.3. Các tình trạng nam giới có thể kiểm tra thêm:

– Bệnh lý tuyến tiền liệt

– Ung thư tuyến tiền liệt

 

Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Thế nhưng giữa nhịp sống bận rộn cùng thói quen sinh hoạt không lành mạnh, nhiều căn bệnh đã dần có xu hướng trẻ hóa. Thay vì chờ đến khi bệnh biểu hiện mới đi khám, những người trưởng thành nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ chính sức khỏe của mình và nâng cao chất lượng cuộc sống.