4.7/5 - (4 bình chọn)

Thông thường, mọi người sẽ cất thức ăn vào tủ lạnh khi không ăn hết để hôm sau có thể sử dụng lại. Tuy nhiên, bạn đã biết cách bảo quản thức ăn nấu chín như thế nào để đảm bảo sức khỏe chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Thức ăn nấu chín có thể để ở nhiệt độ phòng được bao lâu?

Bao quan thuc an nau chin nhu the nao de dam bao suc khoe 1

Theo báo cáo của cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm thì thức ăn nấu chín chỉ có thể để ở nhiệt độ phòng trong vòng 2 giờ, kể từ lúc nấu xong. Sau khoảng thời gian này thì món ăn sẽ giảm mức độ an toàn khi sử dụng. Đặc biệt, khi để thức ăn ở nhiệt độ từ 40 độ C đến 60 độ C thì tốc độ hư hỏng của chúng sẽ nhanh hơn. Đây là nhiệt độ cực kỳ phù hợp để vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển, gây nhiều tác hại cho sức khỏe người ăn.

Ngay cả khi bạn bảo quản chúng trong hộp đựng thực phẩm đã được tiệt trùng thì khi mở nắp ra, không khí vẫn có thể lọt vào, kèm theo đó và vi khuẩn và nấm mốc từ môi trường xung quanh, làm cho món ăn bị hư hỏng.

Vậy, bảo quản thức ăn nấu chín như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bao quan thuc an nau chin nhu the nao de dam bao suc khoe 2

Hãy theo dõi và áp dụng những mẹo bảo quản đồ ăn dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình của mình nhé!

Phân loại đồ ăn

Điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần thực ngay là chia các loại đồ ăn, tách chúng ra và sắp xếp lại một cách khoa học. Không phải đồ ăn nào bạn cũng có thể để chung với nhau, miễn sao tiết kiệm diện tích của lạnh nhất có thể. Thay vào đó, bạn nên phân riêng thức ăn chín, đồ sống, rau và trái cây ra.

Dựa theo vị trí và nhiệt độ của tủ lạnh, ngăn đầu tiên là phù hợp nhất để bảo quản các loại đồ ăn nấu chín. Ngăn tiếp theo là trái cây và thức ăn mà bạn không phải chế biến qua mà có thể ăn trực tiếp. Các khay cuối của tủ lạnh là thích hợp để các loại thịt sống và rau củ.

Với các loại đồ ăn có mùi thì bạn nên dùng túi hoặc hộp nhựa để bọc chúng lại, và để xa các thực phẩm chín để tránh tình trạng ám mùi.

do-gia-dung-can-bep-nho

Đóng gói và bọc kín thức ăn

Trong trường hợp các món ăn đã nấu chín, bạn nên cho chúng vào các hộp nhựa hoặc tấm màng bọc thực phẩm, túi hút chân không, … để có thể bảo quản trong thời gian dài. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm không gian trong tủ lạnh nhà bạn, mà còn sạch sẽ, giúp tránh xa vi khuẩn gây hại và hạn chế mùi khó chịu ám trong tủ.

Bao quan thuc an nau chin nhu the nao de dam bao suc khoe 3

Nên đợi thức ăn nguội rồi mới cho vào tủ lạnh

Tình trạng cho thức ăn vừa nấu xong vào tủ lạnh ngay, kể cả chúng còn nóng hổi, rất phổ biến. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của tủ lạnh nhà bạn. Ngoài ra, thức ăn cũng mau chóng biến chất khi sốc nhiệt, nhanh hư hơn với tốc độ vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn và không còn mùi vị thơm ngon. Thay vào đó, bạn nên để chugn1 nguội hoàn toàn rồi mới bỏ vào tủ lạnh nhé!

Đảm bảo thời gian bảo quản thức ăn

Việc quan trọng của việc ” Bảo quản thức ăn nấu chín như thế nào để đảm bảo sức khỏe ? ” Tùy theo từng loại thực phẩm mà thời gian bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh sẽ khác nhau Vì vậy, bạn nên lưu ý thời gian và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thức ăn không bị ôi thiu hay hư trong quá trình bảo quản.

Thông thường, vì mau hư, bạn chỉ nên bảo quản các món ăn từ rau xanh trong vòng 12 giờ, nếu để quá lâu thì chúng sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe của bạn.

Lưu ý này cần được áp dụng cho cả ngăn mát và ngăn đá của tủ lạnh. Đối với ngăn đông, bạn cũng không nên dự trữ đồ ăn nấu chín quá lâu, vì khi đó, độ tươi và chất lượng sẽ bị giảm sút.

Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Như đã đề cập ở trên, ở một mức nhiệt độ cụ thể, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh và làm hỏng đồ ăn của bạn. Cụ thể là, khoảng 4 độ C trở lên, vi khuẩn đã có thể xuất hiện. Vì vậy, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh sao cho phù hợp là một việc làm rất là quan trọng trong quá trình bảo quản thức ăn. Tuy vậy, tủ lạnh chỉ là một thiết bị giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không giúp ngăn chặn hoàn toàn sự hiện diện của chúng.

Đối với ngăn mát, nhiệt độ phù hợp là -5 đến 1.5 độ C, và khoảng -18 độ C ở ngăn đá.

Xem thêm: 9 thực phẩm tốt cho mắt mà bạn không nên bỏ lỡ

Bao quan thuc an nau chin nhu the nao de dam bao suc khoe 4

Kết

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được cách bảo quản thức ăn nấu chín như thế nào để đảm bảo sức khỏe. Cũng như những thói quen khác, đây không phải là một việc khó làm nhưng cần phải thực hiện nhiều lần thì mới có thể quen thuộc. Bạn có thể bắt đầu từng việc một dần dần như chia thức ăn, cho vào bọc kín và điều chỉnh nhiệt độ. Theo thời gian, việc bảo quản thức ăn sẽ không còn là một thử thách nữa. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân và gia đình mình nhé!